Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông Emt.vn - Cập nhật ngày 27/06/2017

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất trong một công ty cổ phần theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. 

 

1. Tầm quan trọng của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất trong một công ty cổ phần theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của Đại hội đồng cổ đông cho nên việc quy định về các thủ tục, trình tự, thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông là một trong những vấn đề trọng tâm trong chương Công ty cổ phần- Luật Doanh nghiệp.

Để một cuộc họp ĐHĐCĐ được diễn ra chuẩn mực, tuân thủ pháp luật thì vai trò của điều kiện họp, các trình tự, thủ tục đóng vai trò rất quan trọng  góp phần tạo nên thành công của một cuộc họp ĐHĐCĐ.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể được triệu tập bao gồm cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường do các cơ quan khác nhau trong doanh nghiệp (HĐQT, BKS) hoặc do nhóm cổ đông lớn tổ chức cho nên tương ứng với mỗi cơ quan triệu tập lại có các thủ tục khác nhau.

Do thời gian chuẩn bị và phát hành các giấy tờ cho một cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra trong một khoảng thời gian dài (tuân thủ theo luật định và điều lệ công ty), cho nên việc hệ thống hoá các bước, các công đoạn, các văn bản và các nội dung cần được chuẩn bị một cách logic theo trình tự thời gian và dự phòng các hướng phát sinh.

Hơn nữa một số doanh nghiệp là những đơn vị có quy mô cổ đông lớn, sở hữu hỗn hợp của nhiều thành phần kinh tế, và sở hữu nước ngoài; doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, hoặc doanh nghiệp đang trong tình trạng nội bộ không ổn định, tranh chấp khi tổ chức một cuộc họp ĐHĐCĐ sẽ càng phức tạp và mất thời gian.

Chính vì những lý do trên để một cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra một cách suôn sẻ, đúng pháp luật các doanh nghiệp nên được hướng dẫn, tổ chức bởi các Công ty luật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Là một công ty luật hàng đầu, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn các vấn đề pháp lý nội bộ doanh nghiệp, luật Đại Việt đã và đang tổ chức, tư vấn, thực hiện dịch vụ cho nhiều công ty đại chúng tổ chức thành công các cuộc họp ĐHĐCĐ, chúng tôi tự hào đã góp phần xây dựng và pháp triển cùng doanh nghiệp đồng thời hàn gắn nhiều mối quan hệ phức tạp giữa các nhóm cổ đông đối lập trong các doanh nghiệp mà Luật Đại Việt đã thực hiện dịch vụ.

2. Các căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị quyết số 59/NQ-CP về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
  • Tờ trình số 3371/TTr-BKHĐT gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
  • Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/6/2015 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2015)
  • Điều lệ doanh nghiệp.

3. Các khách hàng tiêu biểu của Luật Đại Việt

            Công ty cổ phần chứng khoán Kenggana, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại VNN, Công ty bất động sản MBLAND…

4. Luật sư chuyên trách

- Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp;

- Luật sư Trịnh Thuý Huyền- Trưởng phòng Pháp luật Doanh nghiệp;

Để được tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và dịch vụ tổ chức họp ĐHĐCĐ xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Luật sư

Phạm Xuân Dương

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp(vnLaw)- Công ty Luật TNHH Đại Việt P 305 toà nhà 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Mobile: +84 9888 999 26

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn