Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Emt.vn - Cập nhật ngày 27/06/2017

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành một trong những điểm nóng đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng . Ngày 17-6-2010, Quốc hội ban hành Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngày 25/04/2012 Nghị định 38 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và phân công quản lý an toàn thực phẩm cho ba bộ: Bộ y tế, Bộ công thương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm thì việc được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cơ sở đó đủ điều kiện vật chất, an toàn thực phẩm để cung ứng ra thị trường. Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng không hẳn doanh nghiệp nào cũng rành về thủ tục hồ sơ xin giấy phép.

Các ngành nghề phải xin giấy phép theo Luật an toàn thực phẩm hiện hành gồm:

  1. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  2. Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  3. Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  4. Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  5. Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  6. “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  7. “Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  8. ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  9. “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  10. “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  11. “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Khó khăn gặp phải của các cơ sở sản, xuất kinh doanh thực phẩm khi muốn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Trên thực tế, hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ y tế, Bộ công thương hay Bộ nông nghiệp đã được công bố rất rõ ràng, chi tiết tại các website của Chính phủ và của các Bộ này. Tuy nhiên, do giấy tờ cần cung cấp và các bước thực hiện đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không hề đơn giản nên dịch vụ tư vấn làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã ra đời giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, tìm hiểu của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Những khó khăn mà các cơ sở đó thường gặp phải trong quá trình xin loại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Không nắm rõ được với đặc điểm kinh doanh của cơ sở mình thì phải xin giấy phép ATTP ở đâu, do cơ quan quản lý nào cấp?
  • Không nắm rõ giấy tờ cần có để cơ sở mình đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận.
  • Không xác định được đầy đủ những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất kinh doanh của cơ sở mình để khắc phục kịp thời.
  • Tiêu tốn nhiều thời gian lẫn công sức đi lại giữa các cơ quan hành chính để làm thủ tục hồ sơ, giấy tờ chẳng hạn như: làm giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm,….

Theo đó Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của chính phủ. Lớp tập huấn an toàn thực phẩm theo quyết định số 43/2005/QĐ-BYT và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có cấp chứng chỉ.

Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của mình, vnLaw đã xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước sau:

B1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

B2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:

  • Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện ATTP do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng và các thủ tục cần làm để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn các dịch vụ pháp lý và các vấn đề có liên quan khác. 

B3: Ký hợp đồng Dịch vụ pháp lý với khách hàng

B4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền, cũng như các thiệt bị dùng trong ăn uống…

B5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu thức ăn,…

B6: Giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tạo điều kiện giúp cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt kết quả tốt khi đánh giá kiến thức và được nhận giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm.

B7: Tư vấn và giúp đỡ khách hàng thực hiện thủ tục khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

B8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP cho khách hàng.

B9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

B10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.

B11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

B12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).

THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 25 – 45 ngày làm việc.

2. Các căn cứ pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư 47/2014/TT-BYT Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Thông tư 30/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố
  • Thông tư 16/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
  • kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
  • Thông tư 15/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Thông tư 14/2013/TT-BYT Hướng dẫn khám sức khoẻ

3. Các khách hàng tiêu biểu của vnLaw

4. Luật sư chuyên trách

- Luật sư Trần Thị Huyền Trang

- Chuyên viên pháp lý Chu Thị Ngọc Mai

- Chuyên viên pháp lý Nguyễn Tuấn Dương

Để được tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và dịch vụ xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Luật sư

Phạm Xuân Dương

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp(vnLaw)- Công ty Luật TNHH Đại Việt Phòng 305 toà nhà Newtatco 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Mobile: +84 9888 999 26

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn