Quyền tác giả, quyền liên quan Emt.vn - Cập nhật ngày 27/06/2017

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc để được thụ hưởng quyền, nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vấn đề bản quyền tác giả càng trở nên nhức nhối, Do đó đăng ký quyền tác giả / quyền liên quan với Cục Bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại thuận lợi cho người được ghi nhận là tác giả / chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.

1. Dịch vụ của vnLaw trong lĩnh vực tư vấn quyền tác giả /quyền liên quan

  • Tư vấn về các căn cứ phát sinh, xác lập, các hạn chế cơ bản của quyền tác giả / quyền liên quan
  • Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký quyền tác giả / quyền liên quan;
  • Xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đặc biệt khi tác phẩm được tạo ra theo các hợp đồng đặt hàng;
  • Tư vấn, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng, chuyển nhượng và các hợp đồng khác liên quan đến quyền tác giả / quyền liên quan;
  • Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả / quyền liên quan;
  • Tư vấn, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác giả / quyền liên quan;

2. Các căn cứ pháp lý về quyền tác giả

  • Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Đây là văn bản quy định cụ thể hơn Luật Sở hữu trí tuệ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. 
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn Nghị định 122/2010/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Thông tư quy định chi tiết về điều kiện đăng ký nhãn hiệu, trình tự thủ tục, thời gian đăng ký nhãn hiệu. 
  • Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm về đăng ký nhãn hiệu và vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác

3. Luật sư chuyên trách về quyền tác giả

- Luật sư Đinh Vũ Hoà – Luật sư chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp.

- Chuyên viên Chu Thị Ngọc Mai

Để được tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và dịch vụ pháp lý xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau: 

Luật sư

Phạm Xuân Dương

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp(vnLaw)- Công ty Luật TNHH Đại Việt Phòng 305 toà nhà Newtatco 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Mobile: +84 9888 999 26

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn