Đăng ký Nhãn hiệu Emt.vn - Cập nhật ngày 27/06/2017

Nhãn hiệu hàng hoá hay thương hiệu, logo là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá là một tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt. Ý thức được việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá chính là ý thức được bảo vệ không những thành quả đầu tư của doanh nghiệp mà còn là thị trường của doanh nghiệp hiện tại và về sau. Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp.

Theo luật chuyên ngành nhãn hiệu được hiểu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác. Nhãn hiệu vẫn được người dân được nhắc đến theo một tên gọi khác là “thương hiệu”:

Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu. Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.

vnLaw tự hào là một trong số các công ty luật tại Hà Nội được cấp phép hoạt động đại diện Sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. vnLaw chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký thương hiệu, đăng ký logo độc quyền với dịch vụ chuyên nghiệp, chính xác, nhanh, hiệu quả.

1. Một số nội dung cơ bản về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:

- Thời gian để nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

•   Thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thông thường khoảng 8-10 tháng bao gồm 2 tháng thẩm định hình thức đơn và thời gian còn lại là thẩm định nội dung của đơn.

- Yêu cầu về nhãn hiệu hàng hoá:

•   Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

•   Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nếu là các dấu hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu Trí tuệ. Nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu rơi vào các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu Trí tuệ.

- Yêu cầu về hồ sơ. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tối thiểu phải có các tài liệu sau:

•   Tờ khai đăng ký;

•   Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Danh mục hàng hoá dịch vụ phải được phân nhóm chính xác.

•   Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

•   Tiếp nhận đơn;

•   Thẩm định hình thức đơn;

•   Công bố đơn hợp lệ;

•   Thẩm định nội dung đơn

•   Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

•   Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

2. Các căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Đây là văn bản quy định cụ thể hơn Luật Sở hữu trí tuệ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. 
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn Nghị định 122/2010/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Thông tư quy định chi tiết về điều kiện đăng ký nhãn hiệu, trình tự thủ tục, thời gian đăng ký nhãn hiệu. 
  • Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm về đăng ký nhãn hiệu và vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác

3. Các khách hàng tiêu biểu

4. Luật sư chuyên trách

- Luật sư Đinh Vũ Hoà – Luật sư chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp.

- Chuyên viên pháp lý- Chu Thị Ngọc Mai

Để được tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và dịch vụ pháp lý xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau: 

Luật sư

Phạm Xuân Dương

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp(vnLaw)- Công ty Luật TNHH Đại Việt Phòng 305 toà nhà Newtatco 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Mobile: +84 9888 999 26

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn