Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp Emt.vn - Cập nhật ngày 27/06/2017

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.  Theo qui định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, một số đối tượng không được bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp, ví dụ, hình dáng bên ngoài được quyết định hoàn toàn bởi chức năng của sản phẩm, hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người muốn được hưởng quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải trực tiếp nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề như vnLaw để thực hiện các công việc có liên quan.

1. Dịch vụ của vnLaw trong lĩnh vực tư vấn Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
  • Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;

2. Các căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12
  • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Đây là văn bản quy định cụ thể hơn Luật Sở hữu trí tuệ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. 
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn Nghị định 122/2010/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Thông tư quy định chi tiết về điều kiện đăng ký nhãn hiệu, trình tự thủ tục, thời gian đăng ký nhãn hiệu. 
  • Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm về đăng ký nhãn hiệu và vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác

3. Các khách hàng tiêu biểu

4. Luật sư chuyên trách

- Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp;

- Luật sư Đinh Vũ Hoà – Luật sư chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp.

Để được tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và dịch vụ pháp lý xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau: 

Luật sư

Phạm Xuân Dương

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp(vnLaw)- Công ty Luật TNHH Đại Việt 335 Kim mã, Ba Đình, Hà Nội

Mobile: +84 9888 999 26

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn